💎💎 Tan máu bẩm sinh hay còn gọi là Thalassemia là bệnh lý di truyền có đặc điểm gây tan máu thường xuyên và dẫn tới tình trạng thiếu máu. Tại Việt Nam ước tính cứ mỗi năm có thêm 8000 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nhiều người mắc bệnh cần phải điều trị y tế suốt đời, chất lượng cuộc sống thấp. Đó là thiệt thòi lớn cho người bệnh, gia đình bệnh nhân và cho toàn xã hội. Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa cho trẻ thông qua các xét nghiệm tiền hôn nhân của bố mẹ, sinh thiết phôi khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc các sàng lọc sau sinh ở trẻ.
💥💥💥 Thalassemia là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền xảy ra do đột biến gen. Bệnh có hai biểu hiện chính là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể
✨✨ Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh thiếu máu do tan máu di truyền. Bệnh có hai biểu hiện chính là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Bệnh có 2 nhóm chính là: Alpha thalassemia và Beta thalassemia.
✨✨ Thalassemia là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Tỷ lệ mắc bệnh như nhau ở cả giới nam và nữ. Tùy theo bố và mẹ là người mang gen dị hợp tử với từng kiểu đột biến gen khác nhau mà nguy cơ sinh con mắc Thalassemia sẽ có tần số khác nhau.
✨✨ Người mắc bệnh này phải điều trị suốt đời và nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động,… Hiện tại bệnh chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời.
👉🏻👉🏻 Tuy nhiên, bệnh có thể phòng được và nếu điều trị theo đúng phác đồ giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường, sinh con và thành đạt trong cuộc sống.
🔰🔰🔰 Nguyên nhân gây bệnh tan máu bẩm sinh
Nguyên nhân gây bệnh thalassemia bẩm sinh là do sự khiếm khuyết trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố Hemoglobin (Hb), một thành phần quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy ở hồng cầu người. Thalassemia là một bệnh di truyền gen lặn phổ biến, và hơn 80% trẻ mắc bệnh này được sinh ra bởi những cha mẹ bình thường và không có tiền sử bệnh.
🌟🌟🌟 Theo quy luật di truyền học, khi một trong hai bố hoặc mẹ mang gen bệnh thalassemia và người còn lại mang gen bình thường, tỷ lệ sinh con mang gen bệnh là 50%, và 50% là bình thường. Nếu cả bố và mẹ đều mang gen bệnh thalassemia, khi mang thai và sinh con có thể xảy ra các trường hợp sau:
👶🏻👶🏻 50% em bé sinh ra sẽ có gen giống vợ chồng và không có biểu hiện bệnh thalassemia.
👶🏻👶🏻 25% em bé hoàn toàn bình thường và không mang gen bệnh.
👶🏻👶🏻 25% em bé sẽ bị thalassemia và có những biểu hiện của bệnh, như thiếu máu tán huyết.
Điều này cho thấy rằng, nguyên nhân chính gây bệnh thalassemia bẩm sinh là do di truyền gen khi bố và mẹ đều mang gen bệnh thalassemia, và em bé kế thừa gen bệnh từ cả hai phụ huynh.
💥💥💥 Triệu chứng của bệnh Thalassemia
Ở trẻ em có thể bắt đầu biểu hiện các triệu chứng của bệnh thalassemia trong 2 năm đầu đời. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm:
✅ Mệt mỏi;
✅ Vàng da;
✅ Da nhợt nhạt;
✅ Kém ăn;
✅ Chậm phát triển;
👉🏻👉🏻 Khi không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến gan, tim và lá lách. Một số biến chứng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng của trẻ em là nhiễm trùng và suy tim vì vậy trẻ em mắc bệnh thalassemia thể nặng cần được theo dõi điều trị, truyền máu thường xuyên để loại bỏ lượng sắt dư thừa trong cơ thể.
🌈🌈🌈 Phòng bệnh Thalassemia
✨✨ Nâng cao nhận thức về bệnh để chủ động phòng bệnh.
🎎🎎 Tư vấn trước hôn nhân: nam, nữ trước khi kết hôn nên khám và xét nghiệm bệnh Thalassemia, không nên kết hôn khi hai người đều mang đột biến gen cùng nhóm.
🌸🌸 Nếu cả hai người cùng mang gen bệnh Thalassemia kết hôn với nhau, nên được tư vấn trước khi dự định có thai.
♻️♻️ Nếu cặp vợ chồng cùng mang một thể bệnh Thalassemia có thai, nên được chọc ối chẩn đoán trước sinh tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨
Anh Dũng – Phòng DS-TTGDSK
Một số bài viết khác:
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới – 17/9 Chủ đề: Cải Thiện Chẩn Đoán – Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày Sơ Cấp Cứu Thế Giới – 14/9 với Chủ đề: Sơ Cấp Cứu và Thể Thao – Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Cộng Đồng
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn mang niềm vui Trung Thu đến các bệnh nhi năm 2024
Phình động mạch chủ bóc tách
Tật thừa Răng
Viêm gan B “kẻ giết người” thầm lặng