Cảm lạnh và cúm khác nhau như thế nào?
Cúm và cảm lạnh đều là bệnh đường hô hấp nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Bởi vì hai bệnh này có các triệu chứng tương tự nhau, rất khó để phân biệt giữa chúng nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Nhìn chung, bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh thông thường nhiều và các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn. Cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm. Những người bị cảm lạnh rất dễ bị sổ mũi hoặc ngạt mũi. Cảm lạnh thường không đẫn dến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhập viện. Cảm cúm ngược lại, có thể dẫn đến các biến chứng liên quan rất nghiêm trọng.
Làm thế nào để phân biệt được sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm?
Vì cảm lạnh và cảm cúm có nhiều triệu chứng tương tự nên khó (thậm chí không thể) phân biệt giữa chúng nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Các xét nghiệm đặc biệt sẽ được thực hiện trong vài ngày đầu tiên của bệnh để biết một người có bị cúm hay không.
Cảm lạnh thường đến dần dần trong vài ngày và thường nhẹ hơn cảm cúm. Cảm lạnh thường giảm nhẹ sau 7 đến 10 ngày, mặc dù các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
Các triệu chứng của cúm thường đến nhanh hơn nhưng có thể trở nên nghiêm trọng. Cảm cúm thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần.
Các triệu chứng của bệnh cúm so với các triệu chứng của cảm lạnh?
Các triệu chứng của bệnh cúm có thể bao gồm sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Các triệu chứng cảm lạnh thường nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh cúm. Những người bị cảm lạnh rất dễ bị sỗ mũi hoặc nghẹ mũi. Cảm lạnh nói chung không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Có thể ngăn ngừa các triệu chứng cảm cúm hoặc cảm lạnh không?
Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và cúm là rửa tay thường xuyên. Rửa tay bằng cách chà xát bàn tay với nước xà phòng ấm trong ít nhất 20 giây giúp loại bỏ vi trùng trên da.
Ngoài việc rửa tay để ngăn ngừa các triệu chứng cúm hoặc cảm lạnh, bạn cũng có thể chủng ngừa cúm để ngăn ngừa cúm theo mùa. Mùa cao điểm của cúm thường đạt đỉnh điểm từ tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau.
Trong vòng hai tuần sau khi chủng ngừa cúm, các kháng thể sẽ phát triển trong cơ thể và bảo vệ chống lại bệnh cúm. Trẻ em được chủng ngừa lần đầu tiên cần được tiêm hai liều cách nhau một tháng.
Thuốc kháng vi-rút cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm nếu bạn đã tiếp xúc với người có các triệu chứng cúm.
Nhằm mang đến dịch vụ tốt nhất cho người bệnh ngay tại địa phương, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn triển khai Phòng khám Chất lượng cao do BSCKI Phạm Đăng Hùng KHOA HÔ HẤP – TIM MẠCH – TIÊU HÓA – THẦN KINH BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NINH KHÁM, ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ CHUYÊN KHOA NHI cụ thể:
Khám, điều trị các bệnh lý hô hấp và tiêu hóa Nhi
Khám, điều trị bệnh nhân Hồi sức cấp cứu Nhi
Nội soi tiêu hóa, nội soi phế quản Nhi khoa.
Khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý khác ở trẻ em.
💞💞 Người dân có nhu cầu tầm soát, thăm khám và tư vấn cùng chuyên gia mời liên hệ:👇🏻👇🏻👇🏻
☎️ 032.633.8335 vào giờ hành chính để được nhân viên trực tiếp hỗ trợ đặt lịch.
🌏 Website: https://www.trungtamytevandon.vn/
📧 Email: lienhe@trungtamytevandon.vn
🏥 Địa chỉ: Phòng khám Chất lượng cao Trung tâm y tế huyện Vân Đồn, Thôn 12, Xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.
P/s: Bệnh nhân khi đi khám nhớ mang theo thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân.
==========
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
CHUNG TAY VÌ MỘT XÃ HỘI HÒA NHẬP – TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN HƯỞNG ỨNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4
NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH: NỖ LỰC NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO TRỢ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
ẤM ÁP BUỔI SINH HOẠT HỘI ĐỒNG NGƯỜI BỆNH VỚI CHỦ ĐỀ “DƯỠNG SINH THUẬN TỰ NHIÊN”
Quảng Ninh tổ chức Chương trình nối vòng tay nhân ái vì người khuyết tật và trẻ mồ côi năm 2025
NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH SƠ KẾT QUÝ I/2025: QUYẾT TÂM VƯỢT KHÓ, ĐỘT PHÁ CHUYÊN MÔN, ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TRẠM Y TẾ XÃ NGỌC VỪNG TÍCH CỰC RÀ SOÁT ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN SỞI ĐỢT 2 – CHỦ ĐỘNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG