Bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các trường mầm non. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có thể ảnh hưởng không chỉ đến trẻ nhỏ mà cả người lớn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng:
- Sốt, mệt mỏi.
- Xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng.
- Trẻ quấy khóc, bỏ ăn, chảy nước dãi nhiều.
- Một số trường hợp nặng có thể biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi, trụy mạch…
Bệnh hiện chưa có vaccine phòng ngừa & thuốc đặc trị, phần lớn sẽ tự khỏi sau 10-14 ngày. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể chuyển biến nặng, thậm chí gây tử vong.
Cách phòng bệnh tay chân miệng:
- Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả phụ huynh & trẻ nhỏ).
- Vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch.
- Giữ sạch vật dụng cá nhân: Không dùng chung cốc, bát, thìa, khăn tay… với người khác.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Không mớm thức ăn, không để trẻ ngậm đồ chơi chưa khử trùng.
- Theo dõi sức khỏe trẻ: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra.
Nhà trường & phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ để bảo vệ trẻ, tránh lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ y tế, liên hệ ngay: 032.633.8335 (giờ hành chính)
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
Chia sẻ thông tin này để cùng bảo vệ con em mình!
———————————-
Phòng DS-TT&GDSK
Một số bài viết khác:
Toàn cảnh các xã, phường, đặc khu sau sắp xếp của tỉnh Quảng Ninh
Mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vận hành từ 1/7/2025
TRUNG TÂM Y TẾ ĐẶC KHU VÂN ĐỒN TRIỂN KHAI CÁC LOẠI VẮC XIN DỊCH VỤ MỚI – BẢO VỆ SỨC KHỎE TOÀN DIỆN CHO MỌI LỨA TUỔI
BHXH Việt Nam cảnh báo thông tin tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 là chưa chính xác
Trung tâm Y tế Đặc khu Vân Đồn: Một tên gọi mới, một hành trình mới
Quy định mới về cấp, quản lý sổ BHXH từ ngày 1-7