Đối với phụ nữ mang thai, bệnh sởi không chỉ là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề trong thai kỳ. Chính vì vậy, việc chủ động phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Ba giai đoạn cần đặc biệt lưu ý:
Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là thời điểm thai nhi đang hình thành các cơ quan quan trọng. Nếu mẹ bầu nhiễm sởi trong giai đoạn này, nguy cơ biến chứng rất cao, có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc gây rối loạn phát triển thai nhi.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Dù thai nhi đã phát triển ổn định hơn, nhưng việc nhiễm sởi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như thai lưu, sảy thai hoặc thai nhẹ cân.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Việc nhiễm sởi có thể dẫn đến sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh, bao gồm cả nguy cơ nhẹ cân khi chào đời.
Cách phòng tránh bệnh sởi khi mang thai:
Bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu phụ nữ mang thai chủ động thực hiện các biện pháp sau:
-
Tiêm vaccine phòng sởi trước khi mang thai ít nhất 3 tháng
-
Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh sởi
-
Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là rửa tay thường xuyên
-
Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh (sốt, phát ban, ho, chảy nước mũi…), cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
Dù bệnh sởi có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng trong thai kỳ, nhưng nếu được phát hiện sớm và phòng ngừa chủ động, mẹ bầu hoàn toàn có thể bảo vệ sức khỏe cho chính mình và em bé trong bụng.
———————————————
Nguồn: Sức Khỏe Quảng Ninh
Một số bài viết khác:
CẢNH BÁO KHẨN: PHỤ NỮ MANG THAI UỐNG PHẢI SỮA GIẢ – HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG CHO THAI NHI VÀ MẸ!
BỘ Y TẾ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN SỞI NĂM 2025 – ĐỢT 3: HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG
Bộ Y tế hướng dẫn cách tránh mua phải thuốc giả
CẢNH BÁO SỮA GIẢ: 84 NHÃN HIỆU TRONG ĐƯỜNG DÂY BỊ PHÁT HIỆN – NGUY CƠ NGHIÊM TRỌNG ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI TIÊU DÙNG
BỆNH NHÂN MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ CẦN CẮT BỎ HOÀN TOÀN TINH BỘT?
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, thực phẩm chức năng (TPCN)