Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu sau ở trẻ mắc cúm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời:
- Sốt cao liên tục không giảm trên 39,5°C, không hạ sau khi dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ bỏ bú, bỏ ăn, mệt mỏi, lừ đừ hoặc ngủ li bì, khó đánh thức.
- Khó thở, thở nhanh, thở rút lõm lồng ngực hoặc có dấu hiệu tím tái.
- Co giật hoặc có tiền sử co giật khi sốt.
- Nôn mửa nhiều, tiêu chảy hoặc xuất hiện phát ban trên da.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc nhận biết sớm và xử trí đúng cách giúp giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm do cúm gây ra.
Để phòng ngừa cúm mùa cho trẻ, phụ huynh nên:
- Tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc đến nơi đông người trong mùa dịch.
- Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khuyến khích trẻ vận động để tăng cường sức đề kháng.
Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách của phụ huynh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa cúm!
——————————–
Phòng DS-TTGDSK
Một số bài viết khác:
ĐẨY MẠNH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỞI – MỤC TIÊU BAO PHỦ 95% LÀ MỆNH LỆNH!
PHÁT HIỆN BỆNH TIM BẨM SINH NHỜ KHÁM SÀNG LỌC: HÀNH TRÌNH ĐEM LẠI TRÁI TIM KHOẺ MẠNH CHO CẬU BÉ 13 TUỔI
THÔNG BÁO: Lịch bác sĩ phòng khám bệnh Chất lượng cao
12 trường hợp không được chi trả BHYT khi đi khám chữa bệnh người dân cần biết
THÔNG BÁO LỊCH KHÁM THS.BS HOÀNG QUỐC VIỆT – CHUYÊN GIA TIM MẠCH
GIANG MAI BẨM SINH – CĂN BỆNH ÂM THẦM NHƯNG NGUY HIỂM CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI