Theo WHO, một phần ba số ca tử vong do đuối nước trên thế giới xảy ra ở Khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, có khoảng 2.000 trẻ em bị đuối nước mỗi năm.
Trên thực tế những ngày gần đây, tại một số địa phương trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ đuối nước với hậu quả rất thương tâm.
Kỳ nghỉ hè dài ngày đang tới rất gần, nguy cơ đuối nước ngày càng rình rập nhiều hơn. Theo đó, nếu bạn và gia đình đang có kế hoạch đưa trẻ đi du lịch đến những nơi có môi trường nước như hồ bơi, sông suối, biển đảo, thì việc trang bị kiến thức phòng chống đuối nước là rất quan trọng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: tất cả chúng ta đều có thể bảo vệ mọi người – kể cả trẻ em – khỏi đuối nước bằng cách hiểu biết về các mối nguy hiểm, nguy cơ.
Cụ thể: Để phòng chống đuối nước, hãy tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Tuyệt đối không rời mắt khỏi trẻ em ở những nơi gần sông nước.
– Hãy bơi cùng với một người khác hoặc bơi gần nơi có cứu hộ.
– Không uống đồ có cồn trước khi bơi.
– Khi di chuyển bằng các phương tiện trên mặt nước, hãy mặc áo phao!
Ai cũng có thể bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh! bạn hãy chia sẻ những thông điệp dưới đây của WHO để ngăn chặn hiểm họa này.
===========
Nguồn baoquangninh
Một số bài viết khác:
ĐẺ KHÔNG ĐAU – KĨ THUẬT GIÚP CÁC MẸ TRẢI QUA QUÁ TRÌNH SINH CON AN TOÀN, NHẸ NHÀNG
Thư cảm ơn
HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẪU THUẬT & BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG LẦN II TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN
Chủ động phòng, chống bệnh sởi – Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
CƠ HỘI THĂM KHÁM CÙNG CHUYÊN GIA THĂM DÒ CHỨC NĂNG TUYẾN TRUNG ƯƠNG
BSCKII. TÔ THỊ THÚY HẰNG niềm hy vọng cho bệnh nhân mắc các bệnh về Thần kinh – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng