Nói đến sức khỏe sinh sản (SKSS), vấn đề chính là nói đến sức khỏe của người phụ nữ. Sức khỏe của người phụ nữ có liên quan và ảnh hướng đến quá trình mang thai, sinh đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ cũng như việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sau này.
Trong đó, thời kỳ thai nghén và sinh đẻ là thời kỳ có nhiều ảnh hưởng và đôi khi có cả yếu tố nguy cơ đến sức khỏe, bệnh tật, tử vong mẹ và tử vong chu sinh. Do vậy việc khám thai định kỳ trong thời kỳ mang thai là việc làm có lợi cho sức khỏe mẹ và con.
Trong khi mang thai, người phụ nữ phải trải qua các quá trình biến đổi về giải phẫu, tâm lý, nội tiết…để cơ thể thích nghi với thời kỳ mới – thời kỳ mang thai. Thời kỳ này, người phụ nữ cần có những thông tin, hiểu biết cần thiết để có thể tự chăm sóc mình đồng thời biết được các yếu tố nguy cơ để đi khám thầy thuốc.
Những thông tin ấy bao gồm: Chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động và nghỉ ngơi, vệ sinh thai nghén, điều kiện sống và sinh hoạt, tiêm phòng uốn ván và uống viên sắt, các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai…
Để có được những thông tin này, người mẹ cần phải thực hiện khám thai định kỳ để các thầy thuốc sản khoa có thể cung cấp và hướng dẫn cụ thể. Tùy theo tuổi thai mỗi lần khám thai phải đạt được một số mục tiêu sau:
– Khám thai lần đầu: thầy thuốc sẽ xác định có thai và đánh giá các yếu tố nguy cơ;
– Khám thai lần hai: kiểm tra sự tiến triển của thai, phát triển các yếu tố bệnh lý hoặc dọa đẻ non;
– Khám thai lần ba: dự kiến ngày sinh, tiên lượng cuộc đẻ và xác định nơi đẻ.
Như vậy việc khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết cho người phụ nữ mang thai và luôn luôn mang lại lợi ích cho cả mẹ và con. Qua khám thai, người thầy thuốc sẽ xác định được tình trạng sức khỏe mẹ và con, phát hiện được các yếu tố nguy cơ và xử lý kịp thời, ngăn chặn được yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Vì sức khỏe của người mẹ, vì lợi ích chung cho cả mẹ và con, phụ nữ mang thai cần phải thực hiện khám thai định kỳ ít nhất 3 lần trong một thai kỳ để được cán bộ y tế quản lý và theo dõi sức khỏe mẹ và con trong suốt thời kỳ mang thai; xác định cho mình nơi đẻ an toàn, phát hiện những trường hợp bệnh lý để đặt vấn đề điều trị kịp thời, đồng thời tư vấn những thông tin cần thiết giúp người phụ nữ tự chăm sóc sức khỏe mẹ và con tốt hơn.
—————————-
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
CHUNG TAY VÌ MỘT XÃ HỘI HÒA NHẬP – TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN HƯỞNG ỨNG NGÀY NGƯỜI KHUYẾT TẬT VIỆT NAM 18/4
NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH: NỖ LỰC NÂNG CAO CÔNG TÁC BẢO TRỢ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
ẤM ÁP BUỔI SINH HOẠT HỘI ĐỒNG NGƯỜI BỆNH VỚI CHỦ ĐỀ “DƯỠNG SINH THUẬN TỰ NHIÊN”
Quảng Ninh tổ chức Chương trình nối vòng tay nhân ái vì người khuyết tật và trẻ mồ côi năm 2025
NGÀNH Y TẾ QUẢNG NINH SƠ KẾT QUÝ I/2025: QUYẾT TÂM VƯỢT KHÓ, ĐỘT PHÁ CHUYÊN MÔN, ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN
TRẠM Y TẾ XÃ NGỌC VỪNG TÍCH CỰC RÀ SOÁT ĐỐI TƯỢNG TIÊM VẮC XIN SỞI ĐỢT 2 – CHỦ ĐỘNG BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG