Viêm màng não là căn bệnh ít gặp, chỉ xảy ra ở trẻ em và người già, nhưng nếu không điều trị kịp thời, có thể gây tử vong trong vài ngày
Đó là tình trạng viêm sưng trong màng não bao quanh não và tủy sống. “Viêm màng não có thể do nhiều mầm bệnh gây ra, bao gồm não mô cầu, phế cầu và haemophilus influenza”. Haemophilus influenza là một loại vi khuẩn gây viêm phổi và viêm màng não chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa quen với việc chống lại nhiễm trùng. Nhưng người cao tuổi cũng có thể bị viêm màng não.
Viêm màng não có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó mô cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất
Nguyên nhân gây viêm não ở trẻ
Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não, một bệnh lý nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời, viêm não có thể gây ra các di chứng nặng nề về thần kinh, thậm chí tử vong.
Tại Việt Nam, các tác nhân nhiễm trùng, đặc biệt là virus, là nguyên nhân chính gây ra viêm não. Một số loại virus phổ biến bao gồm virus herpes, virus viêm não Nhật Bản, enterovirus (type A71) gây bệnh tay chân miệng, cùng các virus gây bệnh thủy đậu, sởi, và quai bị.
Đường lây truyền của các loại virus
Virus herpes: Lây truyền qua đường miệng – miệng (Herpes type 1) hoặc qua đường sinh dục (Herpes type 2).
Virus viêm não Nhật Bản: Lây truyền qua muỗi đốt, đặc biệt là muỗi Culex, truyền bệnh từ các loài động vật như chim, cò, và lợn sang người.
Dấu hiệu nhận biết viêm não
Hàng năm, có nhiều trẻ em ở mọi lứa tuổi mắc viêm não với các biểu hiện chung như sốt cao, nôn ói, co giật phức tạp, yếu liệt tay chân, và rối loạn tri giác kéo dài trên 24 giờ, thậm chí là hôn mê. Trẻ em từ 6 tháng đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Chẩn đoán và điều trị viêm não
Các phương tiện chẩn đoán hữu ích bao gồm chọc dò thắt lưng lấy dịch não tủy, chụp CT Scan/MRI sọ não, và đo điện não. Xét nghiệm PCR đa tác nhân với mẫu bệnh phẩm dịch não tủy là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
Viêm não cần được xử trí cấp cứu, đặc biệt khi bệnh nhi có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng. Theo dõi sát tri giác và các chỉ số sinh hiệu của trẻ là việc ưu tiên. Nhiều bệnh nhi cần đặt nội khí quản thở máy và sử dụng các chế phẩm thuốc để chống phù não. Đối với viêm não do virus herpes, cần sử dụng thuốc kháng virus Acyclovir đường truyền tĩnh mạch.
Phòng ngừa viêm não
Để phòng bệnh viêm não, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, loại bỏ nơi trú ẩn của muỗi, và tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ. Cha mẹ cần quan sát trẻ, cho ăn chín uống sôi, thường xuyên vệ sinh tay chân và cơ thể, và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài. Đặc biệt, cần tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ theo khuyến cáo của cán Bộ Y tế.
Các loại vaccine hiện nay bao gồm vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, vaccine sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, và cúm. Những tiến bộ y khoa đã giúp chúng ta có nhiều loại vaccine ngừa các virus nguy hiểm, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ em một cách hiệu quả.
=========
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
Ngày An Toàn Người Bệnh Thế Giới – 17/9 Chủ đề: Cải Thiện Chẩn Đoán – Vì Sự An Toàn Của Người Bệnh
Ngày Sơ Cấp Cứu Thế Giới – 14/9 với Chủ đề: Sơ Cấp Cứu và Thể Thao – Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Cộng Đồng
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn mang niềm vui Trung Thu đến các bệnh nhi năm 2024
Phình động mạch chủ bóc tách
Tật thừa Răng
Viêm gan B “kẻ giết người” thầm lặng