Số ca mắc cúm đang có dấu hiệu tăng cao, theo ghi nhận tại các bệnh viện tuyến Trung ương, nhiều bệnh nhân cúm vào viện trong tình trạng nặng, suy hô hấp phải thở máy, đặt ECMO.
Trong những ngày qua , TTYT huyện Vân Đồn đã thăm khám và điều trị cho trên 30 trường hợp mắc các bệnh về viêm đường hô hấp, trong đó bệnh nhân chủ yếu mắc cúm A. Các bệnh nhân hầu hết đều có triệu chứng sốt, ho, đau mỏi người, chưa có trường hợp diễn biến nặng.
Theo BSCKI – Mai Hải Nga – Phó trưởng Khoa Nội – Truyền Nhiễm – TTYT huyện Vân Đồn cho biết: “ Người cao tuổi, người có hệ miễn dịch kém, người có bệnh lý nền viêm đường hô hấp như viêm phổi, hen xuyễn, COPD…khi mắc cúm A có khả năng diễn biến trở nặng hơn sơ với người khác. Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.”
Theo thông tin từ Bộ Y tế, dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản chủ yếu do cúm A gây ra. Theo đó dữ liệu công bố (ngày 31/1/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 – ngày 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 – 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.
Cúm mùa thường bùng phát vào mùa đông – xuân, thời điểm thuận lợi cho virus phát triển. Khi mắc cúm đa số người bệnh có tâm lý chủ quan, cho rằng bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Đối với người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh biến chuyển nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.
Để chủ động phòng, chống bệnh cúm, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân hàng ngày, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhất là sau khi ho, hắt hơi, che mũi miệng bằng khăn khi hắt hơi. Súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang nơi đông người.
2. Tăng cường sức khỏe cá nhân bằng cách: Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và tập thể dục thể thao hàng ngày.
3. Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Thường xuyên lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường.
4. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, khu vực đang có dịch cúm. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải mang các trang bị phòng hộ như đeo khẩu trang y tế, rửa tay bằng xà phòng.
5. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
6.Tiêm vắc xin cúm hàng năm là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh.
Khi có dấu hiệu mắc cúm, bệnh nhân cần chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Liên hệ ngay TTYT huyện Vân Đồn để được tư vấn và đặt lịch khám:
TTYT huyện Vân Đồn – thôn 12 – Xã Hạ Long – Huyện Vân Đồn
SĐT: 032.633.8335
Một số bài viết khác:
Chuyển đổi số: Cơ hội tinh gọn cấp tỉnh
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TRONG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI
Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai
NGÀY SỨC KHỎE THẬN THẾ GIỚI 13/3 – PHÁT HIỆN SỚM, BẢO VỆ SỨC KHỎE THẬN
Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác
Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi – Nền tảng bảo vệ sức khỏe sinh sản