CẢNH BÁO DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA : NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

* Nguyên nhân

Thói quen vừa ăn vừa trò chuyện

Thói quen nhai không kỹ và không cẩn thận, nuốt vội vàng và không nhận ra dị vật bên trong.

Bệnh nhân lớn tuổi không thể cắn và xé thức ăn do răng yếu nên có xu hướng nuốt khối thức ăn có xương hoặc dị vật vào thực quản mà không nhai

Thói quen vội uống thuốc chưa bỏ vỏ chứa cạnh sắc nhọn

Thói quen dùng tăm tre sau khi ăn và ngậm tăm tre.

Uống rượu bia nhiều, say xỉn, không tỉnh táo và có thể nuốt phải xương gà, cá, vịt…

Trẻ em thường xuyên ngậm đồ chơi…

Người dùng răng giả chất lượng không đảm bảo.

Trường hợp cố tình nuốt dị vật như: tù nhân trong trại, người tâm thần…

* Triệu chứng

Tùy vào từng loại dị vật và thời gian sau nuốt phải di vật mà triệu chứng và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tuy nhiên cơ bản có các triệu chứng sau:

Cảm giác vướng ở cổ, nuốt vướng, đau khi nuốt

Không ăn hay uống được

Nôn, buồn nôn đặc biệt là khi ăn uống.

Khó thở, tức ngực, đau nóng rát sau xương ức.

Đau bụng dữ dội khi có triệu chứng do dị vật gây thủng tạng rỗng ,chướng bụng buồn nôn, bí trung đại tiện khi biến chứng tắc ruột…

BSCKI Long Văn Sáng khuyến cáo: không chỉ trẻ em mà người lớn cũng nên cẩn thận khi ăn các món thịt cá có lẫn xương khi chưa được lọc kỹ. Cần hạn chế vừa ăn vừa nói chuyện, nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, không nên trộn canh vào cơm; khi ăn trái cây, nên loại bỏ hạt. Đặc biệt, cần bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong.

Ngay khi xuất hiện tình trạng đau, đau liên tục, đau nhiều ở vùng bụng hoặc sơ ý nuốt phải dị vật, bệnh nhân không được tự ý uống thuốc mà cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phòng – DSTTGDSK

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *