CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Sau khi Cao Bằng ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh bạch hầu, ngày 25/11/2024, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Cao Bằng và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để bệnh lây lan, bùng phát, Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế tỉnh Cao Bằng và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương tăng cường rà soát các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh bạch hầu.

Những triệu chứng của bệnh bạch hầu là: sốt, ho, đau họng, sưng hạch vùng cổ.

Đường lây truyền bệnh bạch hầuTiếp xúc gần với người mắc bệnh; tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi thở, ho, hắt hơi…

Chủ động phòng, chống bệnh Bạch hầu

Tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu. Các đơn vị giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh tại ổ dịch và tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần, thực hiện khử trùng, xử lý môi trường ổ dịch và triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời, rà soát các trường hợp chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu trên địa bàn; tổ chức tiêm bổ sung, tiêm vét, ưu tiên trước hết tại ổ dịch, các khu vực lân cận và tại các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Thực hiện tốt vệ sinh và đảm bảo thông thoáng nhà ở, lớp học; đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi… nhằm chủ động phòng chống bệnh bạch hầu.
——————————————————-
Nguồn: TTXVN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *