Có nên lùi lịch tiêm vaccine khác khi trùng lịch tiêm vaccine COVID-19?

Hiện nay, đã có rất nhiều trẻ tới lịch tiêm, trễ lịch tiêm các loại vaccine như sởi, rubella, thủy đậu,… do tình hình dịch bệnh. Vậy có nên lùi lịch tiêm các loại vaccine khác khi trùng lịch tiêm với vaccine phòng COVID-19 hay không?

Ngoài vaccine phòng COVID-19 thì trẻ em cần phải tiêm rất nhiều loại vaccine khác để tránh bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh đang thắc mắc rằng nếu như lịch tiêm vaccine phòng bệnh khác trùng với lịch tiêm vaccine COVID-19 thì phải làm sao? Có thể tiêm song song các loại vaccine được không?

Bà Lê Thiện Quỳnh Như – Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM đã phát biểu trong buổi họp báo tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19 chiều 18/4 rằng, theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì vẫn có thể tiêm được. Trẻ có thể tiêm phòng COVID-19 cùng lúc với các loại vaccine khác kể cả cúm mùa, nếu phải tiêm cùng thời điểm thì trong lần tiêm sẽ tiêm ở các vị trí khác nhau”.

Đã có những khuyến cáo cho rằng vaccine COVID-19 nên tiêm cách các loại vaccine nhau ít nhất 14 ngày. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều trẻ bị trễ lịch tiêm các vaccine khác trong thời gian qua. Nguy cơ mắc các bệnh khác ngoài COVID-19 là rất cao. Vì vậy, CDC Hoa Kỳ đã thay đổi khuyến cáo, có thể tiêm cùng thời điểm và tiêm ở các vị trí khác nhau.

Có nên lùi lịch tiêm vaccine khác khi trùng lịch tiêm với vaccine COVID-19? - Ảnh 1.
Những trẻ mới tiêm vaccine COVID-19 thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vaccine khác để tập trung theo dõi phản ứng của vaccine COVID-19

Nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ, thuận tiện trong việc theo dõi các triệu chứng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 thì phụ huynh chỉ nên cho trẻ tiêm những loại vaccine thực sự cần thiết đối với trẻ.

Theo TS.BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, “không trì hoãn tiêm vaccine COVID-19 cho những trẻ trước đó đã tiêm các loại vaccine khác cho dù mới tiêm dưới 14 ngày. Những trẻ mới tiêm vaccine COVID-19 thì nên đợi ít nhất 14 ngày sau mới tiêm các vaccine khác để tập trung theo dõi các tác dụng không mong muốn sau tiêm vaccine COVID-19”.

Bác sĩ Nhàn thông tin thêm, “như chúng ta đã biết, hai loại vaccine phòng COVID-19 đang được sử dụng tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc nhóm vaccine  mRNA. Vaccine này không bị ảnh hưởng bởi kháng thể lưu hành trong máu của người được tiêm vaccine. Ngược lại, kháng thể được tạo ra từ vaccine phòng COVID-19 là đặc hiệu với protein gai, không bị ức chế hoặc tương tác với các kháng nguyên có trong các loại vaccine hiện có trên thì trường hiện nay, kể cả vaccine sống giảm độc lực như sởi, trái rạ, sởi-quai bị-rubella, …”

Để giúp trẻ khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng chống lại COVID-19 và những căn bệnh khác thì phụ huynh nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, tránh tình trạng chậm trễ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Nguồn: SKĐS

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *