Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 111,5 trẻ em trai trên 100 trẻ em gái được sinh ra. Cho thấy mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh rất cao. Vậy giải pháp nào có thể làm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh?
Mất cân bằng giới tính khi sinh để lại rất nhiều hệ lụy cho đời sống kinh tế, xã hội. Dưới góc nhìn của sự phát triển bền vững, mất cân bằng giới tính làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước, gây bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội. Bất bình đẳng giới sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như: Phụ nữ không có được vị thế, người phụ nữ không có được tiếng nói, phụ nữ không phát huy được vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội nói chung.
Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với sự thay đổi về cơ cấu ngành, nghề, môi trường làm việc… Nguy cơ thiếu nhân lực trong một số ngành, nghề vốn thích hợp với phụ nữ như giáo viên, y tá, may mặc
Việc giải quyết vấn đề này không chỉ có một cấp, một ngành, mà cần sự vào cuộc của nhiều phía.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật, triển khai nhiều giải pháp can thiệp nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Ðề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030… đều là những chính sách nhằm từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và tiến tới đưa về mức cân bằng tự nhiên.
Giám đốc Văn phòng UNFPA khu vực châu Á – Thái Bình Dương Bjorn Andersson tại Hội thảo về chấm dứt tâm lý ưa thích con trai, hạ thấp giá trị con gái, và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới đầu tháng 10 vừa qua đánh giá, Việt Nam đã đạt được thành tích rất tốt trong việc giải quyết “tình trạng ưa thích con trai” và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới trong suốt 15 năm qua. Việt Nam có nhiều mô hình hiệu quả, kể cả trong lĩnh vực xây dựng chính sách, sửa đổi pháp luật như Luật Dân số, Luật Bảo hiểm xã hội và các chương trình sáng tạo như chương trình Làm cha trách nhiệm. Đây là một mô hình sáng tạo thu hút sự nam gia của nam thanh niên trong xây dựng hiifnh tượng nam giới tích cực và quan hệ gia đình lành mạnh
Theo TS. Phạm Vũ Hoàng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, các chính sách và can thiệp ở các nước tập trung vào các nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt là vấn đề định kiến giới, từ tâm lý ưa thích con trai hơn con gái. Nói chung, các giải pháp can thiệp của các nước có thể được tổng hợp thành ba nhóm giải pháp chính:
– Nhóm giải pháp thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của của người dân, người cung cấp dịch vụ và cộng đồng về thực trạng, nguyên ngân và hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh.
– Nhóm giải pháp thứ hai: Điều chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng nặng chế tài xử lý việc lạm dụng kỹ thuật để xác định và lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai vì lựa chọn giới tính; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lựa chọn giới tính thai nhi.
– Nhóm biện pháp thứ ba: Thực hiện mạnh mẽ các chính sách kinh tế – xã hội nhằm vào việc cải thiện vấn đề bình đẳng giới, nâng cao địa vị phụ nữ trong xã hội, từng bước khắc phục tư tưởng trọng nam, khinh nữ; xây dựng và ban hành các hệ thống an sinh xã hội, đề án phúc lợi kinh tế có chú trọng đến đối tượng là phụ nữ và trẻ em gái.
Cuối cùng, để giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể, hội đoàn, các chuyên gia cùng với ngành y tế để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh.
Nguồn: cpcs.vn
Một số bài viết khác:
Ngày Sơ Cấp Cứu Thế Giới – 14/9 với Chủ đề: Sơ Cấp Cứu và Thể Thao – Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Cộng Đồng
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn mang niềm vui Trung Thu đến các bệnh nhi năm 2024
Phình động mạch chủ bóc tách
Tật thừa Răng
Viêm gan B “kẻ giết người” thầm lặng
Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?