Trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất, chiếm từ 50-60% ca ho gà báo cáo hàng năm.
Trẻ nhỏ bị ho gà có nguy cơ bị các biến chứng nặng do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Trong số trẻ nhỏ bị mắc ho gà, gần một nửa ở độ tuổi cần tiêm chủng vắc xin DPT-VGB-Hib (từ 2-4 tháng tuổi) nhưng chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi theo lịch khuyến cáo của Bộ Y tế. Điều đáng tiếc này chủ yếu do bố mẹ chưa cho con đi tiêm chủng vì e ngại con bị sốt, quấy khóc… sau tiêm.
Trong trường hợp không tiêm chủng, hầu hết trẻ em sẽ trải qua đầy đủ các giai đoạn của bệnh, với 9/10 trẻ gặp phải cơn ho kịch phát. Ngược lại, trẻ đã tiêm chủng nếu mắc bệnh thường chỉ có triệu chứng nhẹ. Như vậy, tiêm chủng có hiệu quả cao trong phòng bệnh và các biến chứng nguy hiểm của bệnh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời của trẻ.
Một số bài viết khác:
Trước 30/9, các bệnh viện phải triển khai bệnh án điện tử
CẢNH BÁO: DỊCH SỞI BÙNG PHÁT TOÀN CẦU – VIỆT NAM ĐANG TRONG CHU KỲ DỊCH!
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI NĂM 2025
SỰ THẬT VỀ VÒNG TRÁNH THAI: GIẢI MÃ NHỮNG LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN
HỢP TÁC CHUYÊN MÔN CHẤT LƯỢNG CAO GIỮA BỆNH VIỆN VINMEC HẠ LONG & TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN – CƠ HỘI CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN NGAY TẠI ĐỊA PHƯƠNG
BỆNH SỞI – NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT TRONG MÙA DỊCH