Sau khi tiếp nhận chuyển giao kĩ thuật từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn đã thực hiện nhiều ca tán sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi qua da. Đây là phương pháp mang tới nhiều kết quả tích cực trong điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản.
Ngày 4/10, bệnh nhân V.V.B (65 tuổi) tại Đông Thịnh – Đông Xá – Vân Đồn được đưa đến viện với biểu hiện đau bụng. Qua thăm khám, kiểm tra, bệnh nhân được chuẩn đoán sỏi thận trái và chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp tán sỏi qua da. Sau phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân hiện đã ổn định và dự kiến được xuất viện sau 4 – 5 ngày.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật tán sỏi qua da được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới. Theo bác sĩ Hoàng Huy Toàn – Trưởng khoa Khoa ngoại – TTYT huyện Vân Đồn cho biết: “So với phương pháp mổ mở trước đây, tán sỏi qua da là phương pháp có nhiều ưu điểm, bệnh nhân được điều trị ít xâm lấn, bảo tồn chức năng thận, phục hồi nhanh và tránh được tối đa những biến chứng trong và sau khi mổ.”
rong phẫu thuật tán sỏi thận qua da, bác sĩ tạo ra một đường hầm tiếp cận viên sỏi từ ngoài da tại vùng hông lưng. Đường hầm có kích thước khoảng 1cm nên vết rạch da rất nhỏ, bác sĩ sẽ đưa thiết bị vào qua đường hầm này. Kết hợp cùng thiết bị nội soi, hình ảnh vị trí sỏi sẽ được xác định và bác sĩ bắt đầu tiến hành để tán vỡ vụn sỏi, lấy các mảnh nhỏ ra ngoài. Trong khi đó, nếu mổ mở, người bệnh sẽ phải chịu một đường mổ dài khoảng 15cm ở vùng hông lưng. Vết mổ cắt đứt cơ vùng hông lưng, gây tổn thương thần kinh, xương sườn số 12 và mô xung quanh thận. Trong mổ mở, các lớp cân, cơ dùng dao điện để cắt đốt, bể thận hoặc kèm chủ mô thận được xẻ ra để lấy sỏi. Do đó tổn thương sau mổ mở là khá lớn, đòi hỏi thời gian sau phẫu thuật kéo dài, lâu hồi phục và mức độ đau sau mổ nhiều.
Ngoài ra, sau phẫu thuật, vùng quanh thận đã bị xâm lấn sẽ hình thành mô xơ dính. Do đó, nếu người bệnh có sỏi tái phát thì việc tiếp cận trong những lần sau khó khăn, tăng nguy cơ tổn thương như chảy máu, nhiễm trùng, phạm vào ruột, thoát vị vết mổ… Trong trường hợp sỏi thận tái phát cho thấy phương pháp lấy sỏi qua da đóng vai trò quan trọng. Kỹ thuật tán sỏi qua da giúp giảm thiếu cảm giác đau do vết mổ ở các lần can thiệp sỏi tiếp theo, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
Phát hiện sỏi thận kịp thời và sử dụng phương pháp điều trị, phẫu thuật tối ưu nhất chính là cách để nâng cao chất lượng sức khỏe. Trong thời gian tới, TTYT huyện Vân Đồn sẽ tiếp tục nâng cao kĩ thuật phẫu thuật, áp dụng những phương pháp tiên tiến tối ưu nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người bệnh.
——————————–






Một số bài viết khác:
Trước 30/9, các bệnh viện phải triển khai bệnh án điện tử
CẢNH BÁO: DỊCH SỞI BÙNG PHÁT TOÀN CẦU – VIỆT NAM ĐANG TRONG CHU KỲ DỊCH!
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI NĂM 2025
SỰ THẬT VỀ VÒNG TRÁNH THAI: GIẢI MÃ NHỮNG LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN
HỢP TÁC CHUYÊN MÔN CHẤT LƯỢNG CAO GIỮA BỆNH VIỆN VINMEC HẠ LONG & TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN – CƠ HỘI CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN NGAY TẠI ĐỊA PHƯƠNG
BỆNH SỞI – NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT TRONG MÙA DỊCH