Hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) là tình trạng kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ và/hoặc giữa những người có quan hệ huyết thống (bên nội và/hoặc bên ngoại) trong phạm vi ba đời.
Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình quy định cấm kết hôn “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”
Tình trạng Hôn nhân cận huyết thống tồn tại nhiều hơn ở các nhóm người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Theo thống kê của Tổng cục DS-KHHGÐ, Bộ Y tế[1], tại 13 tỉnh miền núi, trong năm năm trở lại đây, số cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống vẫn tăng cao. Ước tính, trung bình mỗi năm có thêm 100 cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống.
Ở khu vực miền núi phía Bắc, Hôn nhân cận huyết thống diễn ra nhiều nhất ở các dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Giấy, Cờ Dao, Lô Lô, Phù Lá, Hoa Hán, La Chí, Pu Péo. Riêng tại tỉnh Hà Giang tại 11/11 huyện, thành phố với tổng số 476/2048 thôn của 115/195 xã, phường, thị trấn đang xảy ra tình trạng Hôn nhân cận huyết thống.
Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết thống là:
- Phong tục, tập quán lâu đời của một số dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc sống riêng rẽ, biệt lập với các dân tộc khác, chỉ lấy người trong dòng họ.
- Người dân thiếu thông tin, kiến thức và nhận thức về hậu quả đối với sức khỏe và duy trì nòi giống của Hôn nhân cận huyết thống .
- Người dân thiếu thông tin, kiến thức về Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hậu quả để lại là:
- Trẻ sinh ra từ cặp vợ chồng HNCHT dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, là những bệnh gâycó thể gây dị dạng và tàn phế suốt đời.
- Làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói do con của những gia đình HNCHT thường xuyên bị ốm, làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh và cha mẹ không cos nhiều thời gian làm kinh tế phát triển gia đình..
- Gây thoái hóa, suy giảm, thoái hóa chất lượng giống nòi của một dân tộc.
- Suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại gây thoái hóa suy giảm giống nòi.
- Nhiều dân tộc ít người đứng trước nguy cơ dân số suy giảm do HNCHT.
Để giảm tình trạng hôn nhận cận huyết thống, chúng ta cần:
- Phát triển kinh tế, xã hội vùng cao để nâng cao nhận thức của người dân, phá bỏ tình trạng cổ hủ, sinh sống biệt lập của các dân tộc.
- Tạo điều kiện giao lưu giữa các dân tộc, đặc biệt là thanh thiếu niên.
- Tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức về Luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả xã hội và những bệnh tật của trẻ em sinh ra từ HNCHT.
- Tích cực kêu gọi gia đình, dòng họ không ủng hộ, khuyến khích hành vi kết hôn cận huyết thống.
- Chung tay cùng chính quyền địa phương giám sát thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình.
- Hôn nhân cận huyết thống là vi phạm pháp luật.
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
Trước 30/9, các bệnh viện phải triển khai bệnh án điện tử
CẢNH BÁO: DỊCH SỞI BÙNG PHÁT TOÀN CẦU – VIỆT NAM ĐANG TRONG CHU KỲ DỊCH!
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI NĂM 2025
SỰ THẬT VỀ VÒNG TRÁNH THAI: GIẢI MÃ NHỮNG LẦM TƯỞNG PHỔ BIẾN
HỢP TÁC CHUYÊN MÔN CHẤT LƯỢNG CAO GIỮA BỆNH VIỆN VINMEC HẠ LONG & TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN – CƠ HỘI CHĂM SÓC SỨC KHỎE TOÀN DIỆN NGAY TẠI ĐỊA PHƯƠNG
BỆNH SỞI – NHỮNG ĐIỀU BỐ MẸ CẦN BIẾT TRONG MÙA DỊCH