Nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.
Các khoa, phòng và trạm Y tế các xã, thị trấn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về ATVSLĐ gắn với chủ đề của tháng hành động như:
– Phát động phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động trong các khoa, phòng và trạm Y tế các xã, thị trấn .
– Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe, sản xuất các thông điệp, tài liệu truyền thông với các nội dung:
+ Các nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động cũng như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
+ Tuyên truyền pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Luật Lao động 2019, pháp luật an toàn thực phẩm, phổ biến cuốn “Cẩm nang hướng dẫn an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế” cho các đối tượng nhân viên y tế, người làm công tác y tế doanh nghiệp và các đối tượng phù hợp khác…
+ Tuyên truyền việc triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030”; Quyết định số 3431/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về an toàn vệ sinh lao động, xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm việc.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Duy trì các hoạt động thường xuyên về An toàn vệ sinh lao động theo quy định pháp luật và tập trung vào một số nội dung sau:
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động năm, kế hoạch hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động tại đơn vị với các chương trình, hoạt động cụ thể. Tổ chức tuyên truyền các nội dung về An toàn vệ sinh lao động tới người lao động; Treo băng zon, Pano, Áp phích, chạy đèn LED tuyên truyền, hưởng ứng Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay về cải thiện điều kiện làm việc, sản xuất.
Rà soát xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho nhóm đối tượng phải huấn luyện, người lao động theo quy định của pháp luật.
Tự kiểm tra, đánh giá, phát hiện những nguy cơ, rủi ro về An toàn vệ sinh lao động trong đơn vị; Xây dựng kế hoạch phòng ngừa, rà soát bổ sung các nội quy, biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động tại các bộ phận, tổ đội, phân xưởng sản xuất. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở người lao động theo quy định của pháp luật.
Tham gia phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt các nội dung hưởng ứng Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động.
==========
Phòng DS-TTGDSK
Một số bài viết khác:
Ngày Sơ Cấp Cứu Thế Giới – 14/9 với Chủ đề: Sơ Cấp Cứu và Thể Thao – Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Cộng Đồng
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn mang niềm vui Trung Thu đến các bệnh nhi năm 2024
Phình động mạch chủ bóc tách
Tật thừa Răng
Viêm gan B “kẻ giết người” thầm lặng
Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?