Tiêm chủng là biện pháp giúp con người tạo dựng khả năng miễn dịch đặc hiệu, chủ động chống lại các bệnh truyền nhiễm thông qua các loại vắc xin. Từ khi vắc xin ra đời, tiêm chủng đã cứu sống 4,4 triệu người mỗi năm, trong đó có hơn 3 triệu trẻ em và theo dự báo, con số này có thể đạt tới 5,8 triệu người vào năm 2030 nếu các mục tiêu của Chương trình Tiêm chủng 2030 (IA2030) do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các đối tác được hoàn thành.
Tiêm chủng không chỉ giúp cơ thể phát triển kháng thể, ngăn ngừa bệnh tật, giảm tỷ lệ mắc bệnh mà còn giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh lý sẵn có, hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Việc tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch là chìa khóa bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tiêm chủng cũng mang lại lợi ích về tài chính, đặc biệt giúp trẻ em phát triển toàn diện, ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần, bảo vệ tương lai khỏe mạnh.
Rộng hơn, khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin trong cộng đồng đạt ngưỡng lý tưởng, khái niệm “miễn dịch cộng đồng” được hình thành và giúp hệ thống y tế dự phòng “kéo gần” khoảng cách đến với kỳ vọng kiểm soát, loại trừ và thanh toán hoàn toàn dịch bệnh trong cộng đồng.
Một số bài viết khác:
Chuyển đổi số: Cơ hội tinh gọn cấp tỉnh
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TRONG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI
Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai
NGÀY SỨC KHỎE THẬN THẾ GIỚI 13/3 – PHÁT HIỆN SỚM, BẢO VỆ SỨC KHỎE THẬN
Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác
Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi – Nền tảng bảo vệ sức khỏe sinh sản