NGÀY THẾ GIỚI NHẬN THỨC VỀ TỰ KỶ (2/4)

🌏🌏 Ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/62/139 lấy ngày 2/4 hằng năm (bắt đầu từ năm 2008) là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (World Autism Awareness Day – WAAD) với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn và khuyến khích các quốc gia thành viên hành động để nâng cao nhận thức về người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ; thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của những người mắc phải hội chứng này.

💞💞Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Tự kỷ là một rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ xuất hiện sớm trong những năm đầu đời. Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Nếu các dấu hiệu báo động của tự kỷ không được phát hiện kịp thời để cha mẹ đưa trẻ đi thăm khám và can thiệp, hội chứng rối loạn của não bộ càng trở nặng.

💥💥 Tại Việt Nam theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 1/2019, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, trong đó có khoảng 1 triệu người mắc chứng tự kỷ. Tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ được ước tính là 1% trong tất cả các ca sinh. Số trẻ em tự kỷ tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh do nhận thức của xã hội và các bậc phụ huynh về tự kỷ ngày càng sâu rộng.

💥💥Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, hạn chế tương tác với người khác trong nhiều bối cảnh: gọi tên ít quay lại; hạn chế tiếp xúc mắt với cha mẹ và người khác; không chia sẻ điều trẻ thích; không chia sẻ cảm xúc; không chơi chung; thiếu tương tác với mọi người; khó khăn trong việc chơi đòi hỏi trí tưởng tượng hoặc kết bạn…

🌱 Thứ hai, trẻ giảm khả năng giao tiếp: chậm nói; không thể hiện ngôn ngữ cơ thể; hay nhại lời; phát âm thanh lạ vô nghĩa; không hiểu và không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp…

🔮 Thứ ba, trẻ có các hành vi lặp đi lặp lại: thích tự xoay tròn; thích nhìn vật xoay tròn; thích sắp xếp đồ vật thành hàng thẳng; khó thích nghi với những thay đổi mới; lăng xăng tăng động…

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những con số xác thực để kết luận về nguyên nhân nào đưa đến bệnh tự kỷ. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra những giả thuyết khác nhau về căn bệnh như cấu tạo não bất thường, thiếu cân bằng về kích thích tố, dị ứng, di truyền, nhiễm độc thủy ngân, thiếu sinh tố, hở màng ruột, căn nguyên tâm lý, tổn thương trong khi sinh…

Tuy nhiên, tựu trung tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Tự kỷ không phải là hậu quả của việc cha mẹ thiếu chăm sóc trẻ hay do phản ứng phụ của các loại vaccine như nhiều người vẫn nghĩ.

📱📱 Mặc dù ngày nay, hầu hết mọi người đều được tiếp cận với thông tin, nhưng vẫn còn nhiều người không biết về chứng tự kỉ và những đặc điểm của người tự kỉ. Hãy ủng hộ cộng đồng người tự kỉ bằng cách chia sẻ các thông điệp và truyền thông để nâng cao nhận thức về tự kỉ.

🌻🌻 Tự kỉ không có thuốc chữa trị, nhưng có những phương pháp điều trị! 👇🏻👇🏻👇🏻

💞💞 Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị chứng rối loạn phổ tự kỉ, những phương pháp này chỉ có thể thành công khi người bệnh đã được chẩn đoán! Nhận thức được điều đó, chúng ta có thể hỗ trợ người khác liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa và bắt đầu một phương pháp điều trị có thể giúp tăng cường sức khỏe của họ.

💞💞💞💞💞💞 Đừng cố thay đổi, hãy bắt đầu bằng sự thấu hiểu!💞💞💞💞💞💞

Anh Dũng – Phòng DS-TTGDSK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *