Bệnh bạch hầu đang tăng nhanh tại nhiều địa phương, đe dọa bùng phát dịch trên diện rộng. Đây là bệnh lý nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và khó kiểm soát. Người dân cần chích ngừa và đến bệnh viện kịp thời khi có những biểu hiện nghi mắc bạch hầu. Hãy đảm bảo tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và theo dõi sức khỏe để bảo vệ bản thân và cộng đồng!
1. Bệnh bạch hầu là gì?
– Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến niêm mạc mũi và họng, nhưng cũng có thể gây tổn thương cho da và các bộ phận khác của cơ thể.
2. Triệu chứng của bệnh bạch hầu
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao, Đau họng, Khó nuốt, Viêm họng, Xuất hiện màng trắng hoặc xám ở vùng họng và amidan, Sưng hạch bạch huyết ở cổ, Mệt mỏi và yếu ớt.
3. Biện pháp phòng ngừa
– Chích ngừa: Tiêm phòng vắc-xin bạch hầu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Vắc-xin thường được tiêm kết hợp với vắc-xin phòng bệnh ho gà và uốn ván (DTaP hoặc Tdap).
-Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là sau khi ho hoặc hắt hơi.
-Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với những người có triệu chứng của bệnh bạch hầu.
-Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người bị bệnh.
-Giữ khoảng cách: Duy trì khoảng cách an toàn với người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng bệnh.
4. Khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, hãy đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng và hạn chế lây lan.
TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU THEO HƯỚNG DẪN CỦA TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT TỈNH QUẢNG NINH
———————————————————
Bệnh Bạch hầu đã có vắc xin phòng bệnh. Miễn dịch sau tiêm vắc xin liều cơ bản có thể kéo dài được vài năm và giảm dần theo thời gian nên cần tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu quan trọng và hiệu quả nhất.
Trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng
Tiêm 3 MŨI CƠ BẢN vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều (thường kết hợp trong vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1):
Mũi 1: lúc 2 tháng tuổi;
Mũi 2: lúc 3 tháng tuổi;
Mũi 3: lúc 4 tháng tuổi.
Tiêm 3 MŨI NHẮC LẠI
Mũi 4: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, lúc 18 – 24 tháng tuổi.
Mũi 5: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 – 7 tuổi.
Mũi 6: tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 – 15 tuổi.
Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
Tiêm 3 MŨI CƠ BẢN vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều):
Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt;
Mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần;
Mũi 3 tiêm cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng.
Tiêm 2 MŨI NHẮC LẠI vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.
Hãy chia sẻ thông tin này để mọi người cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng đồng!
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
ĐẺ KHÔNG ĐAU – KĨ THUẬT GIÚP CÁC MẸ TRẢI QUA QUÁ TRÌNH SINH CON AN TOÀN, NHẸ NHÀNG
Thư cảm ơn
HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ PHẪU THUẬT & BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG LẦN II TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN
Chủ động phòng, chống bệnh sởi – Bảo vệ sức khỏe cộng đồng
CƠ HỘI THĂM KHÁM CÙNG CHUYÊN GIA THĂM DÒ CHỨC NĂNG TUYẾN TRUNG ƯƠNG
BSCKII. TÔ THỊ THÚY HẰNG niềm hy vọng cho bệnh nhân mắc các bệnh về Thần kinh – Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng