Trẻ em có nguy cơ cao nhiễm virus dại do các em thường thích chơi đùa và vuốt ve các loài động vật như chó, mèo. Khi bị tấn công, trẻ chưa đủ khả năng phản kháng và dễ bị cắn hoặc cào.
Tình hình bệnh dại:
- Gia tăng số ca tử vong: Năm 2024, cả nước ghi nhận 26 ca tử vong do bệnh dại, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (11 trường hợp).
- Thời gian ủ bệnh ngắn: Nhiều ca có thời gian ủ bệnh từ 10-15 ngày, đặc biệt khi bị cắn ở đầu, mặt.
- Trường hợp tại Quảng Ninh: Xuất hiện nhiều vụ chó tấn công trẻ em, gây thương tích nặng. Tỉnh ghi nhận 5 ổ dịch dại, tăng 2 ổ so với cùng kỳ năm trước.
Thống kê tại Quảng Ninh:
Tại Quảng Ninh gần đây cũng liên tiếp xảy ra các trường hợp chó tấn công trẻ em. Điển hình ngày 29/2, 1 con chó chạy rông không xác định được chủ nuôi, chạy vào trường học cắn và làm bị thương 19 người (1 thầy giáo, 18 học sinh) tại trường TH&THCS Dực Yên, Đầm Hà, Quảng Ninh. Trong nửa đầu tháng 3, TTYT Thị xã Quảng Yên cũng tiếp nhận các trường hợp trẻ em bị chó nhà nuôi cắn gây thương tích nặng, nhập viện điều trị. Trong đó một bé 6 tuổi bị chó nhà nuôi cắn vào đùi trái, và chấn động mạnh về tinh thần; một bé 7 tuổi khác bị chó cắn vào mặt, cổ, phải khâu vết thương phức tạp ngoài mặt. Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh ghi nhận 5 ổ dịch dại, tăng 2 ổ so với cùng kỳ.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, trong 3 tháng đầu năm 2024, Số người phơi nhiễm được điều trị dự phòng bệnh dại là 1165 trường hợp, tăng 47,15% so với cùng kì năm 2023 (791 trường hợp). Trong đó, có 98 trường hợp tiêm huyết thanh kháng dại, tăng gần 2 lần so với cùng kì 2023 (52 trường hợp).
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo (Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn) cho biết: Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng nguy cơ cao phơi nhiễm và tử vong do bệnh dại. Theo thống kê của Tổ chức thú y thế giới (WOAH), trung bình cứ 10 ca tử vong do bệnh dại lại có 4 ca ở trẻ em. Một phần nguyên nhân do trẻ em non nớt, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm nếu chơi đùa với động vật. Những trẻ có tâm lý sợ sệt cũng dễ bị chó hung dữ tấn công.
Nguyên nhân trẻ em dễ bị tấn công:
- Trẻ chưa nhận thức được nguy hiểm khi chơi đùa với động vật.
- Trẻ dễ bị chó hung dữ tấn công do tâm lý sợ sệt.
Hậu quả khi trẻ bị chó cắn:
- Thể xác: Tổn thương da, chảy máu, gãy xương, tổn thương nội tạng.
- Tâm lý: Chấn động tinh thần.
- Nguy cơ bệnh dại: Tỉ lệ tử vong 100% khi phát bệnh.
- Nguy cơ uốn ván: Nhiễm trùng uốn ván có thể tử vong đến 90%.
Biện pháp phòng chống bệnh dại:
- Dạy trẻ chơi an toàn với động vật, tránh bị cắn, cào hoặc liếm vào vết thương.
- Tránh tiếp xúc với các con vật lạ, dữ tợn hoặc động vật hoang dã.
- Không đùa nghịch, trêu chọc động vật và không tiếp xúc với xác động vật chết.
- Đóng cửa cẩn thận để ngăn vật lạ vào nhà.
- Tiêm phòng dại đầy đủ cho vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm.
- Tiêm vắc xin phòng dại kịp thời.
Sơ cứu khi trẻ bị tấn công
- Giữ bình tĩnh:Giúp trẻ giữ bình tĩnh, tránh tình huống tệ hơn.
- Làm sạch vết thương:Rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng 15 phút hoặc nước thường.
- Loại bỏ dị vật:Loại bỏ da chết, đất, lông trên vết thương.
- Sử dụng thuốc sát trùng:Bôi cồn hoặc oxy già lên vết thương.
- Cầm máu:Nếu vết thương chảy máu, dùng gạc y tế/khăn sạch đặt lên vết thương sau 15 phút, hoặc dùng dây thun garô nếu máu chảy bắn thành tia.
- Không khâu kín vết thương:Tránh khâu kín hoặc băng ép quá kín, có thể cắt lọc nhưng chỉ khâu sau khi xử lý đúng quy cách.
- Không tự ý điều trị:Tránh tự mua thuốc hoặc sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc.
- Bắt nhốt chó:Bắt nhốt con chó đã cắn trẻ để theo dõi sức khỏe.
- Đến cơ sở y tế:Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại kịp thời.
Phòng ngừa và xử lý kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh dại và các tổn thương nguy hiểm khác.
===========
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
Ngày Sơ Cấp Cứu Thế Giới – 14/9 với Chủ đề: Sơ Cấp Cứu và Thể Thao – Bảo Vệ Sức Khỏe và An Toàn Cộng Đồng
Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn mang niềm vui Trung Thu đến các bệnh nhi năm 2024
Phình động mạch chủ bóc tách
Tật thừa Răng
Viêm gan B “kẻ giết người” thầm lặng
Người dân vùng lũ lụt cần làm gì để có nước sạch sử dụng?