TÁC HẠI KHI TIÊU THỤ NHIỀU ĐỒ UỐNG CÓ ĐƯỜNG

Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường gây ra các vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa, và bệnh tim mạch. PGS Trương Tuyết Mai Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia, cho biết một lon nước ngọt 330ml chứa khoảng 35g đường, tương đương 140 kcal, nhưng ít giá trị dinh dưỡng.

Uống nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì do cơ thể không kịp ghi nhận lượng calo nạp vào và tiếp tục ăn uống không kiểm soát. Vị ngọt của đồ uống cũng kích thích cảm giác thèm ăn và giảm cảm giác no.

Lạm dụng đồ uống có đường tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, sâu răng, và hội chứng chuyển hóa. Nghiên cứu cho thấy những người uống 1-2 lon nước ngọt/ngày có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường và đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt tại 117 quốc gia để giảm tiêu thụ. WHO cũng đề xuất các biện pháp kiểm soát khác như ghi nhãn dinh dưỡng, hạn chế quảng cáo và giáo dục dinh dưỡng lành mạnh.

Ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện của WHO tại Việt Nam, đề xuất Chính phủ xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ. Mặt khác, cân nhắc đánh thuế theo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường.

“Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt ở trẻ em và giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.

======

Phòng Dân số – TTGDSK

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *