Để sinh con khỏe mạnh, thông mạnh tốt nhất mẹ bầu nên sinh vào thời điểm cuối xuân đầu hè, tức là các bà mẹ nên thụ thai vào tháng 4,5 để con sinh ra đúng thời điểm mong muốn
- Cách sinh con gái năm 2016 chính xác nhất
- Sinh con gái năm 2016 tháng nào tốt nhất?
Bí quyết thụ thai theo ý muốn đơn giản, khoa học
Cách tính ngày rụng trứng để sinh để thụ thai, dựa trên chu kỳ kinh nguyệt đem lại độ chính xác cao thông qua phần mềm tính ngày rụng trứng ở phía dưới bài viết này(nếu bạn muốn bỏ qua phần hướng dẫn, hãy kéo xuống phía dưới để sử dụng ứng dụng).
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn hình thành nang mạc (từ khi bắt đầu hành kinh đến ngày thứ 14), giai đoạn rụng trứng (24 giờ tiếp theo) và giai đoạn hoàng thể (14 ngày sau). Kết thúc giai đoạn hoàng thể là đến ngày hành kinh, bắt đầu một chu kỳ hình thành nang trứng mới.
Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng dù sao giai đoạn hoàng thể vẫn luôn là 14 ngày. Do đó, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 35 ngày, thì ngày rụng trứng được tính là từ ngày hành kinh đầu tiên ngược lại 14 ngày. Ví dụ, bạn hành kinh vào ngày mùng 1, ngày rụng trứng lùi lại 14 ngày, tức vào ngày 16.
Có vẻ bạn và bạn gái đang có ý định tránh thai bằng biện pháp tính ngày rụng trứng. Theo tôi, các bạn cần phải thận trọng. Bởi trứng rụng chỉ sống được 24 h, trong khi tuổi thọ của tinh trùng lên tới 72 giờ. Nếu muốn tránh thai thì bạn luôn phải dùng biện pháp an toàn (bao cao su) từ ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ.
Cách tính ngày rụng trứng dựa vào nhiệt độ và niêm dịch phụ nữ
Muốn dự đoán ngày rụng trứng để dễ thụ thai cần có hiểu biết về sinh lý sinh sản như: biết sự dao động của các chu kỳ kinh nguyệt dài nhất và ngắn nhất để tính khoảng thời gian dễ thụ thai (còn gọi là cửa sổ dễ thụ thai); biết đo nhiệt độ của cơ thể hằng ngày để thấy tăng lên vào thời điểm rụng trứng; biết quan sát và đánh giá niêm dịch cổ tử cung…
Có thể kết hợp 2 phương pháp đo nhiệt độ và đánh giá niêm dịch cổ tử cung để hỗ trợ cho việc tính ngày rụng trứng. Ngoài ra, cũng cần biết trứng chỉ có thể thụ thai khoảng 24 giờ sau khi rụng, nhưng tinh trùng thường có thể sống được 2-4 ngày kể từ khi xâm nhập vào đường sinh sản nữ.
Trứng thường rụng trước kỳ kinh sau 14 ngày (cộng trừ 2), nhưng vì trứng có thể rụng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh, kể cả trong những ngày hành kinh nên sau khi theo dõi tối thiểu 8 chu kỳ mới có thể xác định được những chu kỳ dài nhất và ngắn nhất, để từ đó xác định cửa sổ dễ thụ thai.
Dễ có thai vào những ngày giữa chu kỳ kinh đã được nhiều người nói đến. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dữ liệu khoa học cho rằng có thể có thai vào bất cứ ngày nào của chu kỳ kinh vì tinh trùng có thể sống trong đường sinh sản nữ tối đa tới 5 ngày, và thời điểm rụng trứng rất khó dự đoán.
Nên sinh con vào mùa nào, tháng nào trong năm giúp bé khỏe mạnh
Có những năm được coi là năm vàng và các cặp vợ chồng thường đua nhau cưới sớm để có con được sinh ra trong đúng năm vàng đó. Tuy nhiên các cặp vợ chồng nên biết không phải thời gian nào trong năm cũng thích hợp cho việc thụ thai. Những lời khuyên của chuyên gia dưới đây sẽ tư vấn cho các cặp vợ chồng cách lựa chọn thời điểm phụ nữ mang bầu tốt nhất giúp cho con sinh ra khỏe mạnh, thông minh và không bị khiếm khuyết nhất.
1.Nên sinh con vào cuối mùa xuân, đầu hạ là tốt nhất
Theo nhiều nghiên cứu, mang thai mùa Đông, Xuân không tốt bằng mùa Hạ, Thu. Bởi mùa Đông không khí trong và ngoài phòng ở ô nhiễm khá nặng, mùa Xuân lại dễ mắc các bệnh vì siêu vi trùng, đều không có lợi cho bào thai thời kỳ đầu. Ô nhiễm không khí có thể làm các gene di truyền và nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể phát sinh dị thường, dẫn đến hiện tượng quái thai. Nồng độ SO2 trong không khí mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác (nhất là ở các khu công nghiệp) nên những khiếm khuyết ở các đứa trẻ thụ thai vào mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác.
Vào mùa xuân, độ ẩm trong không khí tăng lên rất cao khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng và gây ra các bệnh siêu vi trùng như thủy đậu, cúm, sởi…bùng phát thành dịch cao và xâm nhập vào nhau thai tạo thành quái thai. Chưa kể thời tiết mua xuân thay đổi rất thất thường khiến chị em phụ nữ đang mang thai bị nhiễm lạnh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Dịp cuối thu và đầu đông, khí trời trở nên ôn hòa, mát mẻ, phụ nữ mang thai đã qua kỳ thai nghén nên nhu cầu ăn tăng. Đây lại đúng mùa thu hoạch nên đảm bảo dưỡng chất cho cả mẹ và con. Đúng kỳ sinh nở sẽ rơi vào cuối xuân và đầu hạ, thực phẩm lúc này đã rất phong phú nên sản phụ sẽ được tăng cường dưỡng chất để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Về phía trẻ sơ sinh, mùa này dễ chăm sóc do mặc ít áo. đến lúc trẻ lớn lên cần ăn thêm thì đã vào Đông – khi tránh được cao điểm của các bệnh dịch đường ruột mùa Hè. Đến khi cai sữa đã là mùa Xuân ấm áp, rau tươi phong phú sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng để trẻ phát triển cơ thể và trí tuệ.
——————————
Phòng Dân số – TTGDSK
Một số bài viết khác:
Chuyển đổi số: Cơ hội tinh gọn cấp tỉnh
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO TRONG 1000 NGÀY ĐẦU ĐỜI
Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai
NGÀY SỨC KHỎE THẬN THẾ GIỚI 13/3 – PHÁT HIỆN SỚM, BẢO VỆ SỨC KHỎE THẬN
Gạt nước mắt, người vợ trẻ hiến tạng của chồng, hồi sinh sự sống hai người khác
Giáo dục giới tính cho trẻ theo lứa tuổi – Nền tảng bảo vệ sức khỏe sinh sản