🔥🔥🔥CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA HÈ🔥🔥🔥

🌡️🌡️🌡️Theo trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết số đợt nắng nóng năm nay nhiều hơn trung bình nhiều năm và có thể xuất hiện giá trị nhiệt cao lịch sử.

💥💥💥 Thời tiết nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Sự lây lan của các bệnh và dịch ngộ độc thực phẩm dễ xảy ra. Để cải thiện chất lượng cuộc sống, cần phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

⚡⚡⚡ Ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm (NĐTP). Có một số người có nhiều rủi ro hơn gồm: Người bị suy giảm miễn dịch, người mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ.
♻️♻️♻️ Theo các Bác sỹ Khoa kiểm soát bệnh tật trung tâm Y tế huyện Vân Đồn cho biết: Khi mua thực phẩm trong mùa hè, người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm tươi, có nhãn mác từ các cửa hàng cố định và chú ý kiểm tra hạn sử dụng.
Rau quả chỉ có thể bảo quản được trong khoảng 3-5 ngày. Việc giữ vệ sinh tay và các dụng cụ ăn uống trong quá trình chế biến thực phẩm cũng cần được chú ý.

🆒🆒🆒 Tủ lạnh chỉ có ngăn đá là không thể phát triển vi khuẩn, các ngăn làm lạnh khác chỉ có tác dụng hạn chế và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, nếu quá tải tủ lạnh, không đảm bảo sự lưu thông không khí và nhiệt độ, thực phẩm sống và thức ăn đã nấu chín sẽ nhanh chóng hỏng. Đồng thời, cần chú ý ăn thức ăn chín và uống nước sôi để tránh ngộ độc.

♻️♻️♻️ Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc, người tiêu dùng cần hiểu cơ bản về giữ gìn vệ sinh và cách bảo quản thực phẩm. Ngoài ra, người sản xuất và kinh doanh thực phẩm cũng có trách nhiệm đạo đức, đảm bảo vệ sinh và cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

🌈🌈🌈Thực hiện 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn.

1. Chọn thực phẩm an toàn:
Chọn thực phẩm an toàn: Biết cách chọn các loại thực phẩm an toàn như thịt, cá, rau quả và thực phẩm bao gói.
2. Nấu kĩ thức ăn:
Nấu kĩ thức ăn: Đảm bảo các thực phẩm sống như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng được đun nấu kĩ trước khi ăn.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:
Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Ăn thực phẩm ngay sau khi nấu chín để tránh sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn nguội.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:
Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín: Bảo quản thực phẩm đã nấu chín ở điều kiện nhiệt độ cao hoặc lạnh để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Tránh để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh để đảm bảo độ lạnh cần thiết.
5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:
Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn: Đun kĩ thực phẩm trước khi ăn để giảm sự phát triển của vi khuẩn. Đun ở nhiệt độ ít nhất 70°C.
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:
ránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và chín để ngăn chặn sự ô nhiễm.
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:
Giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước và sau khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi tiếp xúc với nguồn ô nhiễm tiềm ẩn. Băng bó vế
vết thương trước khi chế biến thực phẩm.
8. Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ:
Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ: Dọn dẹp bề mặt chế biến và bếp sau khi sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi côn trùng và động vật gây hại: Đảm bảo thực phẩm được bảo quản trong các vật chứa kín để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch :
Sử dụng nguồn nước sạch: Đảm bảo sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn nước sạch, hãy đun sôi nước trước khi sử dụng. Đặc biệt cẩn thận với việc sử dụng nước cho bữa ăn của trẻ em.

🚑🚑🚑 Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm

🆘🆘 Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
🌟🌟 Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.
❌❌ Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.
♦️♦️♦️♦️♦️♦️♦️♦️♦️♦️
Anh Dũng – Phòng DS-TTGDSK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *